Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 97.043
Truy câp hiện tại 28

Chung nhan Tin Nhiem Mang

MỘT SỐ GÓP Ý HOÀN THIỆN “LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)”
Ngày cập nhật 06/06/2023

Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 11/4)[1] hiện đang trong quá trình lấy ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của các ngành, các tổ chức và các chuyên gia nhằm hoàn thiện dự án Luật trình lên Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 5. Bài viết góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập tại Việt Nam.

 


[1]Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Dự thảo mới nhất ngày 11 tháng 4 năm 2023.

 

Thứ nhất, về Khoản 1 Điều 3 quy định Khái niệm người tiêu dùng”.

+ Một là, trong khái niệm người tiêu dùng quy định trùng lắp về mục đích của người tiêu dùng, dẫn đến tính logic và khoa học chưa cao. Cụ thể: Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích thương mại”. Như vậy, trong quy định này, đã ghi nhận về mục đích của người tiêu dùng 2 lần (với hai nội dung nhưng cùng mục đích), đó là: “Người tiêu dùng … cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt”, rồi lại nhấn “và không vì mục đích thương mại”. Việc nhấn này là không cần thiết, bởi vì ngay tại Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo Luật đã quy định rõ thế nào là mục đích không phải là sinh hoạt tiêu dùng qua hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh (Khoản 2 Điều 3 quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi); Do vậy, cần quy định  theo hướng xác định rõ đối tượng, hành vi và mục đích (chỉ cần mục đích tiêu dùng, sinh hoạt) để xác định được nội hàm của khái niệm “Người tiêu dùng” một cách dễ hiểu nhất, tránh trùng lặp mục đích. 

+ Hai là, có sự không thống nhất về việc sử dụng thuật ngữ trong cùng một điều luật. Cụ thể, trong Điều 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, tại Khoản1 Điều 3 về  mục đích thì quy định là “mục đích thương mại”nhưng trong Khoản 2 Điều 3 lại  quy định “mục đích sinh lời”. Như vậy, đã có sự quy định không thống nhất về cách sử dụng thuật ngữ. Theo chúng tôi, nên thống nhất quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (quy định tại Khoản 21 Điều 3) sử dụng thuật ngữ “mục đích sinh lời”. Như vậy các văn bản Luật sẽ thống nhất và hệ thống hơn.

Thứ hai, về Khoản 4 Điều 3, quy định về “Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật”.

Tại Khoản 4 Điều 3 của Dự thảo Luật quy định:Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật” là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành…”. Như vậy, Luật chỉ xác định nội hàm ở đây là sản phẩm và hàng hóa. Vậy cung cấp dịch vụ thì sao? Có phải là một hoạt động của quá trình đầu tư mà tổ chức, cá nhân cung cấp cho người tiêu dùng không?

Theo chúng tôi, là có, bên cạnh quy định “sản phẩm, hàng hóa khuyết tật”, cần bổ sung thêm khái niệm “dịch vụ”. Cụ thể, “Sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có khuyết tật”. Như vậy mới bao hàm đầy đủ được các hoạt động kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo Luật sửa đổi đã quy định. Trong thực tế, xảy ra nhiều vụ việc cung cấp “dịch vụ khuyết tật”như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận chuyển hành khách…

Trong Khoản 4 Điều 3 của Dự thảo Luật có 04 nội dung; trong các nội dung này cần sửa đổi. Cụ thể: tất cả các Điểm a, b, c của Khoản 4 Điều 3 bổ sung cụm từ “dịch vụ”; Như vậy mới đảm bảo tính lo gic của nội dung và đầy đủ các công đoạn của quá trình đầu tư theo quy định (từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi theo Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Thứ ba, về Khoản 9 Điều 3 quy định về “Người có ảnh hưởng”.

Theo Dự thảo “Người có ảnh hưởng là các chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể theo quy định của Chính phủ”.

Theo chúng tôi, nên bổ sung cho đầy đủ, là “Người có ảnh hưởng đến người tiêu dùng” mới đầy đủ và cụ thể và sau này quy định về “Người được xã hội chú ý” cần phải cân nhắc đến khái niệm “chú ý” và mức độ “chú ý” như thế nào, bao nhiêu mới được coi là người có ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Thứ tư, quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 25 về Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực.

Trong Dự thảo quy định: Khoản 1. Hạn chế, loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác; Khoản 2. Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng. Nội dung như trên quy định chưa cụ thể và rõ ràng. Dự thảo nên xác định rõ trường hợp nào là điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực, đó là hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng hay loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng hay cả hai trường hợp.

Theo chúng tôi, nên xác định rõ và bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 như sau: “Hạn chế hoặc loại trừ”. Bởi một hành vi hạn chế hoặc loại trừ đã đủ cấu thành nội dung “Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực; còn như dự thảo sẽ hiểu là cả hai hành vi “Hạn chế, loại trừ”.

Thứ năm, Điều 32 quy định về“Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật”.

   Điều 32 của Dự thảo quy định về Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, là bỏ sót hoạt động cung ứng dịch vụ khuyết tật (như chúng tôi đã đề cập ở nội dung góp ý thứ 2).

   Quy định như vậy, đã bỏ qua một hoạt động kinh doanh trong quá trình đầu tư của tổ chức kinh doanh không được điều chỉnh và điều quan trọng là nội dung các điều luật không thống nhất với nhau (cụ thể: Khoản 2 Đều 4, Điều 41, Điều 42 dự thảo; Khoản 21 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2020); Do vậy, theo chúng tôi cần bổ sung thêm cụm từ cho đầy đủ “Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có khuyết tật”.

Thứ sáu,  về Khoản 2 Điều 67 về “Hiệu lực của điều khoản trọng tài”.

Khoản 2 Điều 67 của Dự thảo Luật quy định: “Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác”. Theo tác giải, quy định như vậy vẫn chưa đủ, vì nếu theo quy định này, Người tiêu dùng chỉ có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa vào hợp đồng mẫu hoặc giao dịch chung”. Vậy các giao dịch khác mà người tiêu dùng tham gia với cá nhân, tổ chức thì người tiêu dùng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác hay không? Quy định này có giới hạn quyền của Người tiêu dùng không? Theo chúng tôi, người tiêu dùng là bên yếu thế, cần được bảo vệ và quyền lựa chọn phương thức giải quyết mà không hạn chế.

Cụ thể, nên bổ sung là: “Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc người tiêu dùng được quyền lựa chọn tổ chức Trọng tài khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kể cả trường hợp không phải là hợp đồng theo mẫu hay điều kiện giao dịch chung. Bởi trong thực tế, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lựa chọn tổ chức Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, dù giá trị không lớn; cho nên người tiêu dùng Việt Nam do không am hiểu pháp luật, ngôn ngữ hạn chế, kinh phí không có nên đã từ bỏ việc khởi kiện. Bên soạn thảo hợp đồng có thể bằng nhiều cách tinh vi để đưa vào hợp đồng điều khoản trọng tài nước ngoài, họ lấy ý do là người tiêu dùng lựa chọn và tiến hành soạn thảo. Điều này gây bất lợi cho bên yếu thế là người tiêu dùng; Do vậy, quyền lựa chọn phương thức giải quyết Trong tài phải được mở rộng hơn, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người tiêu dùng.

 

TS. Lê Thị Hải Ngọc Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày