Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 106.736
Truy câp hiện tại 1.124

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một số nhiệm vụ trọng tâm của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Ngày cập nhật 13/03/2023

Ngày 04 tháng 3 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.

 

Theo đó, trong Quý I/2023, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau đây:

- Triển khai số hóa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

- Tham mưu UBND văn bản chỉ đạo 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chỉ thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.

- Tổ chức quán triệt đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhận thức đúng, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06; yêu cầu 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chỉ thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không yêu cầu người dân xuất trình, nộpsổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo Luật Cư trú và Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Đồng thời, sử dụng 07 phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

- Các sở, ngành, địa phương khảo sát, rà soát cụ thể việc cần thiết trang cấp trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ Đề án 06, báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Ưu tiên trang thiết bị đọc mã QR, thiết bị đọc chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) phục vụ các điểm tiếp dân giải quyết thủ tục hành chính góp phần rút ngắn quy trình, số hóa dữ liệu.

Đối với nhiệm vụ phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện như sau:

- Triển khai dịch vụ công liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và dịch vụ công liên thông Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí.

- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ thướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022 với phương châm triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; chuyển từ “làm thay, làm hộ” sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, để chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh việc số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ (số hóa tại Bộ phận Một cửa cấp huyện từ 01/12/2022; cấp xã từ 01/6/2023...).

- Tập trung rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa.

- Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm.

- Tiếp tục cập nhật, chuẩn hóa danh mục tài liệu, hồ sơ thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an.

- Duy trì kết nối, khai thácHệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và ứng dụng Hue-S phục vụ định danh, xác thực, tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cung cấp tiện ích cho người dân. Điều phối, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, sự tuân thủ quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu của các sở,ngành, địa phương theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ.

- Đôn đốc, hướng dẫn các sở,ngành, địa phương thực hiện việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021.

- Hiện đại hóa Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận Một cửa cấp xã, góp phần thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, tạo chuyển biến tích cực trong thực thi công vụ của công chức, viên chức.

- Nghiên cứu, triển khai giải pháp tự động hóa sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và các giải pháp tự động hóa dịch vụ công khác.

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh theo hướng dẫn tại văn bản số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ đạo các nhà mạng có giải pháp hỗ trợ miễn phí dịch vụ SMS thông báo cho người dân, doanh nghiệp đối với một số nội dung triển khai Đề án 06 (Thông báo các trạng thái hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, gửi tin nhắn cho công dân phục vụ triển khai ứng dụng VNeID...).

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; Thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó cần phát huy vai trò của các Tổ công nghệ số cộng đồng và Bộ phận một cửa các cấp, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả.

  - Nghiên cứu, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án cắt giảm nguồn nhân lực tại các bộ phận tiếp dân trực tiếp. Kiện toàn về mô hình, nhân sự phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng; tổ chức đào tạo linh hoạt, ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến để 100% cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu công việc và tham gia vào các giai đoạn triển khai của chính quyền điện tử, ứng dụng tốt dịch vụ công trực tuyến.

Bên cạnh đó, Kế hoạch giao Sở Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên như sau:

- Triển khai số hóa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thời gian thực hiện: năm 2023.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06, thời gian thực hiên: thường xuyên

- Triển khai dịch vụ công liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, thời gian thực hiện: khi có hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Triển khai dịch vụ công liên thông Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí, thời gian thực hiện: khi có hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, thời gian thực hiện: năm 2023./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày