Kế hoạch đề ra các mục tiêu về phát triển dữ liệu số: 100% sở, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục.100% sở, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch.100% sở, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP).100% sở, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
Trên 80% sở, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.100% sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học bổ sung các môn học về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề vào chương trình đào tạo; lựa chọn một số cơ sở đào tạo trọng điểm về công nghệ thông tin để bổ sung các chuyên ngành đào tạo về phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu với chương trình, nội dung đào tạo tiên tiến, hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số phổ biến trên mạng có thu thập dữ liệu cá nhân được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng.
Về phát triển chính quyền số:100% sở, ngành, địa phương ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.100% sở, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử.100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa, trên 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, trên 30% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ nhà. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh kết nối với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ (Hệ thống EMC).Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
100% sở, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và phục vụ người dân.100% sở, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.Trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.Trên 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GDP trên 16%. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8,5%. 100% sở, ngành, địa phương ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý.100% sở, ngành, địa phương ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số, trên 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.
Về xã hội số:Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%. Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng trên 85%.Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 30%.Tỷ lệ dân số trưởng thành trở lên có chữ ký số cá nhân trên 20%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản giao dịch thanh toán trên 75%.Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 60%.
Về đảm bảo an toàn thông tin mạng:Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên 80%. Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn thông tin mạng theo cấp độ trên 30%. Xây dựng và duy trì Trung tâm giám sát và xử lý an toàn thông tin tập trung (SOC) của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm kiểm soát, ngăn chặn 100% các cuộc tấn công đến hệ thống của tỉnh.Tỉ lệ máy tính cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức cài phần mềm diệt virus và giám sát mã độc đạt 100%.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm phân công các thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, các sở, ngành thực hiện. Các Thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực mình phụ trách tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch, triển khai công tác số hoá ngành, lĩnh vực để đẩy mạnh phát triển kinh tế số góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại sở, ngành, địa phương. Điều phối phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu. Điều phối phát triển, triển khai các nền tảng số. Triển khai các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm kỹ thuật, kết nối với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ (Hệ thống EMC)…