Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 111.211
Truy câp hiện tại 60

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nghị quyết của Đảng ủy Sở Tư pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về công chứng, đấu giá, luật sư trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 17/05/2023

Thời gian qua, công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động công chứng, luật sư, đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là công tác bổ trợ tư pháp) ngày càng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 27 tổ chức hành nghề luật sư (10 Văn phòng luật sư và 17 Công ty luật) với 79 luật sư; 11 tổ chức hành nghề công chứng với 23 công chứng viên; 5 tổ chức đấu giá tài sản với 15 đấu giá viên. Các tổ chức bổ trợ tư pháp và những người hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động bổ trợ tư pháp phát sinh một số khó khăn, hạn chế, như: Trong lĩnh vực công chứng: tình trạng cạnh tranh chưa thật sự bình đẳng giữa các Văn phòng công chứng và Phòng công chứng; một số công chứng viên chưa chấp hành nghiêm quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề công chứng.

Trong lĩnh vực luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện nay chủ yếu có quy mô nhỏ, quản trị, điều hành mang tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số luật sư có chuyên môn nghiệp vụ chưa theo kịp yêu cầu, ý thức tuân thủ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp có lúc hạn chế, chưa thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước theo quy định.

Trong lĩnh vực đấu giá tài sản, một số tổ chức có tài sản đấu giá chưa thực hiện nghiêm túc việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản. Cơ cấu, tổ chức của các doanh nghiệp đấu giá tài sản vẫn còn tương đối nhỏ lẻ (hầu hết chỉ có từ 01 - 04 đấu giá viên/tổ chức), cơ sở vật chất còn hạn chế, kinh nghiệm chưa đồng đều. Các loại tài sản được bán chưa thật sự đa dạng, chủ yếu tập trung vào tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản thi hành án và tài sản bảo đảm, mức chênh lệch của tài sản bán được chưa cao so với giá khởi điểm,…

Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế nêu trên chủ yếu do thể chế trong các lĩnh vực chưa hoàn thiện, các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất; kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, trong khi đó, nguồn lực bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu.

Từ thực tiễn trên, ngày 08/5/2023, Đảng uỷ Sở Tư pháp ban hành Nghị quyết số 30-NQ/ĐU tăng cường quản lý nhà nước về công chứng, luật sư, đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh với mục tiêu từng bước khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác này, phát huy tốt vai trò, hiệu quả của hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được đề ra tại Nghị quyết số 04-NQ/ĐU ngày 31/01/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tư pháp về nhiệm vụ năm 2023 và thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm: Quán triệt, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về hoạt động bổ trợ tư pháp; rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế các lĩnh vực liên quan đến bổ trợ tư pháp; tăng cường quản lý về tổ chức, hoạt động của các tổ chức trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;  nâng cao năng lực cho công chức tham mưu quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp;  bảo đảm kinh phí thực hiện.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày