Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 111.211
Truy câp hiện tại 237

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thừa Thiên Huế xếp thứ 5 toàn quốc về Chỉ số PAPI năm 2022
Ngày cập nhật 18/04/2023

 Hội nghị do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam chủ trì tổ chức.

  Theo đó, Thừa Thiên Huế xếp thứ 5 toàn quốc. Dù tụt 4 bậc so với năm 2021, nhưng tỉnh đã đạt được điểm số rất đáng ghi nhận.

ụ thể, năm 2022, điểm tổng hợp chỉ số PAPI của Thừa Thiên Huế đạt 45.3845. 8 chỉ số thành phần của tỉnh đa số nằm trong nhóm cao của toàn quốc, đáng chú ý là chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, Cung ứng dịch vụ công...

   Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số PAPI qua từng năm, với mục tiêu hướng tới nhằm cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công; tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân và thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.

   Tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện điểm cả 8 nội dung đánh giá của PAPI, nâng điểm các chỉ số. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực nâng điểm Chỉ số PAPI của tỉnh.

   PAPI là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân

   Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2022 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của hơn 16.000 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhóm dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Đây là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở.

Các tin khác
Xem tin theo ngày