Theo đó, Kế hoạch triển khai một số nội dung như: triển khai, tập huấn hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện các hạng mục công việc hoàn thiện, hiện đại hóa bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp.
Xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán các hạng mục công việc của Dự án, báo cáo Ban chỉ đạo và UBND tỉnh, trình Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Lựa chọn đơn vị thi công thực hiện các hạng mục công việc của Dự án.
Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý về ĐGHC, hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các cấp trên địa bàn toàn tỉnh; hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai có liên quan đến ĐGHC, các điểm bất hợp lý giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC; đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC với thực tế quản lý ĐGHC các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đường ĐGHC.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận ranh giới hành chính tại các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp của tỉnh; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC; xác định đường ĐGHC trên thực địa theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các đơn vị hành chính hoặc theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức hội nghị hiệp thương, giải quyết dứt điểm những tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp trên địa bàn tỉnh; thống nhất xác định phạm vi quản lý đường ĐGHC các cấp đối với các bãi bồi, cửa sông, bãi cạn, bãi ngầm và ranh giới quản lý hành chính trên biển.
Chuyển vẽ đường ĐGHC theo kết quả thực hiện Chỉ thị 364/CT và kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các đơn vị hành chính hoặc theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000; đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập với thực tế quản lý ĐGHC của các đơn vị hành chính. Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc ĐGHC; khôi phục các mốc ĐGHC bị mất; sửa chữa các mốc ĐGHC bị hỏng; đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc ĐGHC; chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường ĐGHC, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến ĐGHC lên bản đồ ĐGHC.
Lựa chọn đơn vị kiểm tra, nghiệm thu thực hiện các hạng mục công việc của Dự án. Cập nhật, bổ sung khép kín đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển lên bản đồ ĐGHC các cấp của tỉnh.
Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC xã, phường, thị trấn trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000; bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các huyện, thị xã, thành phố trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1.10.000, 1:25.000, 1:50.000 và bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu số theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000; hoàn chỉnh tính pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo quy định; kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo quy định của Dự án.
Kiểm tra, nghiệm thu từ cấp xã đến cấp tỉnh bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chất lượng cao, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất. In, nhân bản các bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp và tổ chức để Chủ tịch UBND các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các cấp theo quy định.
Đề nghị Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước nghiệm thu và công nhận số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế trình Bộ Nội vụ đồng ý đưa vào sử dụng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC bằng phần mềm chuyên dụng; tập huấn và chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về ĐGHC đến các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Bàn giao hồ sơ, bản đồ, cho các cơ quan Trung ương và UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định tại Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ.
|