|
|
Thống kê truy cập Truy câp tổng 111.211 Truy câp hiện tại 57
| |
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Ngày cập nhật 19/08/2014 | Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại phiên họp |
Ngày 18/8, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp nghe Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 và kết quả bước đầu thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, các chính sách ưu đãi đối với người có công đã từng bước được hoàn thiện, tương đối toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực đời sống người có công. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng chế độ trợ cấp, ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở… được điều chỉnh, bổ sung; mức trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh đồng bộ với tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội từng bước được cải thiện, ổn định đời sống người có công với cách mạng; Các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công đã thể chế hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội; thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Đến nay, cả nước đã xác nhận trên 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng gần 10% dân số, trong đó có khoảng 1,4 triệu người có công và thân nhân người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% người có công với cách mạng và gia đình vẫn còn khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo báo cáo, vẫn còn một số ít trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% người có công với cách mạng và gia đình vẫn còn khó khăn trong cuộc sống. Nguyên nhân được chỉ ra là do việc ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chính sách chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Cán bộ chuyên môn, nhất là ở cấp cơ sở chưa bảo đảm đáp ứng theo yêu cầu của công tác chính sách...Do đó,các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TBXH cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan tiếp tục trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung chi đặc thù của Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin (Đề án 150). Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo ứng dụng rộng rãi, đồng bộ công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm chính sách, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu của công tác người có công; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công...
Đáng lưu ý, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người có công, báo cáo cho thấy từ năm 2008 - 2013 đã phát hiện và đình chỉ trợ cấp của hơn 7.000 đối tượng không đủ điều kiện được hưởng, trong đó riêng thương binh là hơn 4.000 người...
Tại phiên họp, các đại biểu dự họp đã tập trung thảo luận về chế độ chính sách đối với mẹ liệt sỹ đã tái giá; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc xác định hài cốt liệt sỹ thiếu thông tin; việc giải quyết chính sách cho người có công bị mất hồ sơ gốc; sửa đổi quy định trong khám chữa bệnh, nhà ở đối với người có công...
Phát biểu tại phiên họp, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: qua báo cáo của Bộ LĐ-TBXH và giám sát của Ủy ban tại 7 tỉnh, thành phố cho thấy, các cơ quan liên quan chấp hành nghiêm túc Nghị quyết 494 và 2 Pháp lệnh. Chính sách về người có công được điều chỉnh kịp thời, tạo niềm tin của người có công với chính sách của Đảng và Nhà nước.
Về những vướng mắc trong thực hiện chính sách, bà Trương Thị Mai đề nghị cần tập trung rà soát các thủ tục. Các thủ tục cần phải nhanh gọn làm sao để người có công cảm thấy đây là chính sách ưu đãi. Bà Trương Thị Mai cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH sau khi có kết quả tổng rà soát thì tiếp tục xử lý và chấn chỉnh cho phù hợp.
Các tin khác
|
|
|